Giun đũa chó nguy hiểm như thế nào? cách phòng & trị

Chó-cưng-dễ-bị-nhiễm-giun-sán

 Không phải ai cũng biết về mối nguy hiểm của giun đũa chó bên cạnh chú chó cưng của mình?

Đó là giun đũa chó. Một loại ký sinh trùng trên cơ thể chó có thể gây tác hại to lớn.

Đặc biệt là những con chó không được tẩy giun định kỳ.

Cùng Phòng khám thú y Thành Trung tìm hiểu về mối nguy hại này nhé

Vài điều cần biết về giun đũa chó

Giun đũa hình thái như thế nào?  có dễ lây sang người không? Chúng nguy hiểm mức thế nào, lây nhiễm ra sao?

Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Giun đũa chó là gì

Giun đũa chó hay Toxocara canis là một loại giun tròn, kí sinh trong đường ruột của chó.

Chúng có màu trắng vàng và có kích thước từ 9 -18cm.

Con người có thể phát hiện bằng mắt thường nếu chúng theo phân ra môi trường hoặc trong những bãi nôn của chó.

Hình ảnh giun đũa

Giun đũa lây lan như thế nào?

Khi chó nuốt phải trứng giun trong môi trường, trứng sẽ nở thành ấu trùng và phát triển thành giun trưởng thành.

Một số ấu trùng có thể di hành lên phổi, làm chó ho sau đó quay lại ruột và phát triển thành giun trưởng thành.

Giun trưởng thành đẻ trứng theo phân phát tán ra môi trường, hoàn thành một vòng đời của nó.

Ngoài chó, các động vật gặm nhấm, hay các động vật khác vô tình nuốt phải trứng, trở thành vật chủ trung gian.

Tại các vật chủ này, trứng chỉ phát triển thành ấu trùng.

Vòng đời giun đũa chó

Vòng đời của giun sán chó

Và tạo thành các nang trong mô của chúng chứ không phát triển thành giun trưởng thành để đẻ trứng.

Chó nếu ăn phải các mô chứa nang này, các nang sẽ hoạt động trở lại và phát triển thành giun trưởng.

Chó con sơ sinh có thể  chúng từ chó mẹ thông qua đường nhau thai và sữa.

Khi lớn lên, chó sẽ nhiễm giun từ môi trường. Trên chó trưởng thành, nếu nhiễm giun đũa thường ít có triệu chứng nghiêm trọng.

Nhưng trên chó con, nếu nhiễm giun đũa chó quá nhiều, chó có thể chết.

Do đó, việc tẩy giun cho chó mẹ và chó con khi được 2 tuần tuổi là rất quan trọng.

XEM THÊM: Tiêm phòng vắc xin cho Chó

Giun đũa chó có lây qua người không?

Câu trả lời là .

Đa số các trường hợp người nhiễm giun chó đều do tiếp xúc, nuôi thú cưng nhưng không tẩy giun thường xuyên.

Khi phân chó bài thải ra môi trường, trứng giun đũa sẽ phát tán ra xung quanh.

Hoặc chó liếm tay, đồ vật trong nhà, nước bọt có nhiễm trứng giun do liếm hậu môn.

Dấu hiệu nhiễm giun chó

Khi đó, người tiếp xúc, không rửa tay trước khi ăn, hoặc ăn phải động vật có nang giun này không nấu chín, sẽ nhiễm trứng  hoặc ấu trùng.

Do người không phải ký chủ chính của giun đũa nên chúng không phát triển thành giun trưởng thành được, chỉ tồn tại dạng ấu trùng.

Người nhiễm giun đũa chó có biểu hiện gì

Người nhiễm giun đũa chó thường sẽ ngứa da, nổi mẩn đỏ, tái đi nhiều lần.

Điều này xảy ra do ấu trùng di hành trong cơ thể, tạo phản ứng quá mẫn, dị ứng.

Nếu ấu trùng di hành lên phổi sẽ gây sốt, ho, khó thở, khó tiêu, đau bụng,… các triệu này khiến người bệnh không nghĩ đến việc nhiễm.

Một số triệu chứng khác do ấu trùng giun đũa là gan to, lách to, hoại tử, đau mắt, suy giảm thị lực 1 bên do tổn thương.

Dấu hiệu nhiễm giun đũa trên người

Dấu hiệu ngứa gãi khi nhiễm giun sán

Bệnh giun  ở chó không quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn, bệnh có thể gây tử vong.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tẩy giun sán định kỳ cho thú cưng của bạn.

Cũng như chính bạn để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thành viên trong gia đình.

Biểu hiện thú cưng bị nhiễm giun đũa

Đối với chó con, biểu hiện rõ nhất là chướng bụng, gầy yếu, lông da xơ xác, chó biếng ăn, có thể tiêu chảy hoặc nôn ói.

Ngoài ra nếu chó của bạn hay cạ mông xuống nền để chà cũng là dấu hiệu nhiễm giun sán nhé.

Bạn có thể tìm thấy giun đũa trong phân hoặc bãi nôn.

Hình ảnh giun đũa chó

Chó con bị nhiễm giun

Một cách khác chắc chắn hơn là bạn nên đem chó ra thú y để xét nghiệm phân.

Điều này giúp bạn có kết quả nhanh chóng bằng cách soi phân dưới kính hiển vi để tìm trứng giun.

Thứ mà chúng ta không thấy bằng mắt thường. Việc xác định này giúp các bác sĩ thú y điều trị tốt hơn.

Cách phòng giun sán cho chó

Phòng bệnh luôn tốt hơn trị bệnh. Việc phòng giun đũa cho chó cũng đơn giản hơn việc điều trị rất nhiều.

Bạn chỉ cần tẩy giun định kỳ cho chó thì giun đũa không còn là mối lo ngại nữa.

Với chó nhỏ: bắt đầu tẩy giun bằng Drontal puppy từ 2 tuần tuổi sau đó tái lại lúc 4 tuần

Thuốc  Drontal chó lớn

Chó từ 1 – 3 tháng tẩy giun bằng Drontal 1 tháng 1 lần. Trên 3 tháng tuổi, chó nên được tẩy giun đũa chó 1-3 tháng 1 lần tuỳ dịch tễ.

Chó mẹ nên tẩy giun trước khi phối giống, và cách 10 ngày trước khi sinh.

Chó nhiễm giun đũa điều trị có khó không?

Nếu phát hiện kịp thời thì việc điều trị giun đũa chó hoàn toàn không hề khó.

Khi bạn phát hiện những biểu hiện chó nhiễm giun đũa thì nên đem ra thú y gần nhất.

Thuốc tẩy giun Drontal cho chó con

Thuốc drontal chó con

Tại Dĩ An, Bình Dương bạn có thể tìm đến phòng khám thú y Thành Trung để được xét nghiệm và tư vấn rõ ràng nhé.

Khi đã xác định chó nhiễm giun đũa, bác sĩ thú  y sẽ kê đơn thuốc tẩy giun kèm với thuốc điều trị nếu có triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, nôn ói.

Thường khi nhiễm giun đũa chó, thuốc tẩy giun sẽ được chỉ định lặp lại sau 14 ngày để diệt hoàn toàn ấu trùng và trứng.

Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ fapage và website Phòng khám thú y Thành Trung nhé.

MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0909.155.657